top of page
Theo báo cáo về “Thị trường ứng dụng di động 2021” do Appota phát hành, người Việt Nam dành trung bình hơn 5 giờ/ngày để sử dụng điện thoại và truy cập internet. Công nghệ phát triển đã tạo ra “một thời đại cúi đầu” - cúi đầu nhìn màn hình điện thoại, cũng là cúi đầu trước sự điều khiển của công nghệ số.

Nhất là với những người trẻ, người ta lo lắng rằng, công nghệ sẽ chi phối rồi dần dần khiến thế hệ trẻ quá nhiều. 
        Trước đây, nhắc đến “cúi đầu”, người ta nhớ đến một hành động thể hiện sự tôn trọng, thậm chí là thuần phục. Ta cúi đầu trước một điều gì đó lớn lao, cao cả và đáng kính. Bây giờ, “cúi đầu” gánh thêm một tầng ý nghĩa nữa - biểu tượng của thời đại công nghệ số. Không khó để bắt gặp tình cảnh một nhóm bạn đi chơi cùng nhau, hay một gia đình quây quần sau bữa tối, nhưng cuối cùng lại chẳng ai nói gì vì tất cả đều chỉ chăm chăm nhìn vào điện thoại. Chị Thanh Vui (Hà Nội) chia sẻ: “Cũng chẳng ai muốn nhìn chăm chăm vào cái màn hình bé tí làm gì. Nhưng nhà mình làm buôn bán, đến tối khách rảnh, người ta gọi và nhắn tin liên tục nên rời điện thoại xuống là thấy không yên tâm. Hai đứa con cũng mỗi đứa một cái, đứa thì chat chít bạn bè, đứa chơi game. Thành ra cả nhà ngồi cùng nhau nhưng cũng như không”. Công nghệ vốn mang sứ mệnh gắn kết con người, nay lại trở thành “thủ phạm” chính khiến chúng ta “xa mặt cách lòng”. 

         Phải chấp nhận một sự thật rằng,  trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, “cúi đầu” là điều không tránh khỏi. Một chiếc điện thoại là đủ để giải quyết mọi vấn đề, từ những nhu cầu cá nhân như giải trí, mua sắm, kết nối bạn bè,... đến những công việc tại cơ quan, và thậm chí các thủ tục hành chính giờ cũng có thể làm qua internet. Vậy làm sao có thể tránh được “ôm” điện thoại, khi mà cả xã hội đều đang hoạt động trên nền tảng số?  Điện thoại, máy tính và wifi (hoặc 4G) đã trở thành vật bất ly thân, và rời tay một chút cũng đủ khiến ta lo sợ mình đã bỏ lỡ điều gì đó. 

      
         “Cúi đầu” là điều không tránh khỏi, nhưng chúng ta lại “cúi đầu” theo đúng nghĩa đen - thuần phục và nghe theo - cho dù không phải mọi thứ ta thấy trên mạng đều hữu ích. Bản tính của con người là tò mò. Chúng ta lên mạng với tâm thế tương tự - muốn “hóng” cái gì đó mới, và phải hóng cho tường tận để thỏa trí tò mò, để không bị “tối cổ” so với những người khác. Mà tin tức trong cuộc sống thì có bao giờ cạn kiệt - nó như một cơn sóng cuốn ta đi, xa mãi không thấy bờ, khiến ta phải liên tục cập nhật và theo dõi. 

      Con sóng ấy còn được đẩy lên cao trào bởi muôn vàn trạng thái bình luận và cảm xúc từ cư dân mạng. Đằng sau bàn phím, không ai biết được thân phận, danh tính của nhau, cũng không ai bắt ta chịu trách nhiệm vì những gì mình nói. Bởi vậy, người ta thoải mái bộc lộ hết mọi cảm xúc, suy nghĩ của mình, không cần biết đúng sai phải trái. Mạng xã hội trở thành một cơn sóng cảm xúc, còn chúng ta, bởi tâm lý đám đông, thì dễ dàng bị cuốn theo cơn sóng ấy. Sóng sau xô sóng trước, ai có thể nhớ được hàng chục sự kiện đã thấy trong ngày, đến cùng mới sinh ra một thế hệ quay lưng - chúng ta như đã chai lì với mọi câu chuyện, dù lớn dù nhỏ, dù có bức xúc bao nhiêu cũng dễ dàng quên lãng.  
         
Blue Playful Header Title Profile LinkedIn Banner (3).png
         Khả năng ghi nhớ của con người là có giới hạn. Các nhà nghiên cứu chia ghi nhớ làm 2 hướng: ghi nhớ có chủ định và ghi nhớ không chủ định. Đối với các thông tin trên mạng xã hội, chúng ta thường chỉ lướt qua hoặc bị cuốn theo, rồi bộc lộ cảm xúc một cách thứ phát và không có chủ đích ghi nhớ gì, vậy nên lượng thông tin ta thu về là vô cùng ít ỏi. Chỉ những tin tức nào đặc biệt gây chú ý hoặc thuộc lĩnh vực chúng ta quan tâm mới có thể đọng lại trong tâm trí. 

         Cũng bởi vậy mà người ta có thói “dễ lãng quên”. Đúng, nhưng đó là điều khó mà thay đổi. Mỗi người lại có những mối quan tâm riêng, chẳng ai có thể nhớ hết mọi chuyện diễn ra trên đời. Chuyện ta không nhớ, người khác lại quan tâm và nhớ rõ. Chuyện người khác thờ ơ, bản thân ta lại quan tâm. Sự quan tâm của công chúng đôi khi thực sự giống một cái thùng tôn rỗng kêu to, nhưng lãng quên thông tin không phải điều đáng sợ nhất, vì đó là bản chất. Chẳng thể ép họ nhớ mãi một câu chuyện cũ không trực tiếp liên quan đến cuộc sống của họ, nhất là khi những câu chuyện mới cứ liên tục tiếp diễn. 

        Thứ đáng sợ là lãng quên bản thân. Cúi đầu trước mạng xã hội, ta hùa theo dòng chảy cảm xúc của người khác mà quên đi sự suy xét, sự tỉnh táo cần thiết. Chúng ta dễ dàng bênh vực hay mắng chửi một người không quen biết. Chúng ta phán xét đúng sai dựa trên quy chuẩn của riêng mình và quy chụp suy nghĩ cá nhân cho bất cứ ai. Không phải tự nhiên mà “hệ tư tưởng Cơ Thiếu Hoàng” xuất hiện và nổi tiếng trên mạng xã hội - khi có quá nhiều người hành xử thiếu suy nghĩ như “Cơ Thiếu Hoàng”, một “hệ tư tưởng” đại diện cho sự vô tri, thiếu suy nghĩ khi hành xử trên mạng xuất hiện. 

         Chính bởi vậy, vấn đề không phải là nhớ mãi sự việc, mà là cư xử văn minh khi đối diện với sự việc, tìm cách giải quyết sự việc đến cùng và rút ra một bài học đáng để công chúng ghi nhớ. Không thể giải quyết được tất cả mọi việc, vậy thì hãy ghi nhớ những việc mình thực sự quan tâm và hành động đến cùng vì nó.

         Cư dân mạng là thùng rỗng kêu to, vậy hãy lợi dụng tiếng “kêu to” đó để giúp ích cho hành động của mình

         Đó cũng chính là cách mà rất nhiều bạn trẻ đang sử dụng để trở thành một người “ngẩng đầu” giữa một thế hệ “cúi đầu”, để mạng xã hội không phải con sóng đẩy gen Z đi xa mà là con sóng đẩy thuyền cập bến. Bạn Đỗ Hồng Anh (sinh viên Đại học Ngoại Thương), người sáng lập Cần Câu Cá - dự án vì mục tiêu xóa bỏ bất bình đẳng trong giáo dục, Á quân cuộc thi Dash For Impact 2019 chia sẻ: “Là một người trẻ, mình chăm lướt mạng xã hội và dành sự quan tâm đến nhiều vấn đề khác nhau thật. Nhưng mình không đủ kiến thức về mọi lĩnh vực, mình cũng có nhiều chuyện khác phải nhớ nữa, vậy nên biết đến đâu mình góp lời đến đó, hi vọng phần nào giúp giải quyết vấn đề. Tuy vây, riêng giáo dục là mảng mình đặc biệt quan tâm và chính mình cũng từng trải qua sự bất bình đẳng do học trường “làng”, vậy nên sau khi chứng kiến rất nhiều câu chuyện học sinh nông thôn gặp nhiều trở ngại hơn khi xét tuyển cấp 3, xét tuyển Đại học, mình lập ra Cần Câu Cá với mong muốn không chỉ bằng lời nói, mà kinh nghiệm và hành động của bản thân có thể giúp đỡ các em học sinh.” 

       












        Mặt khác, Nguyễn Đắc Hoàng, sinh viên năm 2 Đại học Fulbright Việt Nam, nhà sáng lập Wise Thoughts Vietnam - một tổ chức có hơn 42.000 lượt theo dõi trên mạng xã hội với sứ mệnh đấu tranh chống phân biệt đối xử, kỳ thị và định kiến trong xã hội chia sẻ: 













Khi sự việc nguội xuống, người hóng hớt rời đi, nhưng chúng mình lại kết nối được với những người quan tâm để tiếp tục các hoạt động như triển lãm, talkshow,...Dần dần đây sẽ trở thành đội ngũ nòng cốt để lan tỏa thông điệp của chúng mình tới nhiều người.” 

Một cá nhân không thể ghi nhớ hay giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nhưng nhiều cá nhân, mỗi người hết lòng vì một việc, vậy thì sẽ chẳng có gì bị lãng quên. Không nhất thiết phải làm một điều gì đó quá lớn lao, chỉ cần thận trọng và nghiêm túc suy nghĩ trước khi bình luận để cung cấp một ý kiến có giá trị tham khảo, bạn cũng đã là một người “ngẩng đầu” rồi. 
 
mouzo fashion presentation template (1).png
mouzo fashion presentation template (2)_edited.jpg
“Mình nghĩ rằng rất thế hệ trẻ chúng mình đang cực kỳ tỉnh táo. Chúng mình có nền tảng giáo dục rộng và sâu hơn thế hệ trước, có thời gian, sức trẻ, lại ít vướng bận về gia đình hay tài chính, bởi vậy gen Z hành động vì xã hội thông qua các nền tảng số cực kỳ nhiều. Mình quan tâm đến việc giải quyết các định kiến trong xã hội, nhưng đây là một phạm trù lớn và hơi quá sức với một mình mình, vì vậy mình nghĩ có thể tận dụng sự quan tâm của mọi người để làm gì đó. Giả sử khi có một vấn đề xuất hiện, chúng mình sẽ lên bài phân tích, từ đó thu hút sự quan tâm của dư luận, bất kể là họ thật sự quan tâm hay chỉ hóng hớt. 
bottom of page